Note

Spread là gì? Pip là gì? Giá Bid và giá Ask là gì?

· Views 1,346

Để giao dịch forex thì những khái niệm đầu tiên, cơ bản nhất bạn cần phải hiểu đó là: Spread là gì? Pip là gì? Giá Bid và giá Ask là gì? thì bạn mới có thể giao dịch được.

Pip là gì?

Pip là viết tắt của từ “Percentage in Point” nghĩa là điểm phần trăm. Nó là đơn vị nhỏ nhất trong giá của một cặp tiền tệ hay hàng hóa…. Tỷ giá của một cặp tiền tệ điển hình thường có 4 số thập phân đằng sau. Tuy nhiên đa số các phần mềm giao dịch sẽ thêm số thập phân thứ 5 để chia nhỏ pip ra.

Ví dụ tỷ giá của cặp EUR/USD là 1.1749 thì số “9” ở cuối cùng, tức số thập phân thứ tư chính là pip. Nó biểu hiện cho sự thay đổi nhỏ nhất trong tỷ giá. Nếu tỷ giá EUR/USD thay đổi từ 1.1749 thành 1.1755 thì có nghĩa là nó tăng 6 pips. Tuy nhiên các cặp có đồng Yên Nhật (JPY) đứng sau thì lại thường chỉ có 2 số thập phân đằng sau. Ví dụ USD/JPY = 111.35 thì số 5 ở cuối, tức số thập phân thứ hai chính là đơn vị pip. Việc pip nằm ở số thập phân thứ tư hay thứ hai chỉ là sự phổ biến. Trên thực tế còn có nhiều cặp tỷ giá đa dạng khác.

Số thập phân đứng sau pip là gì?

Hiện nay do sự phát triển của công nghệ nên nhiều sàn forex còn đưa ra những đơn vị nhỏ hơn pip. Đó là số thập phân thứ 5 trong các cặp điển hình như EUR/USD; hoặc số thập phân thứ 3 đối với các cặp tiền tệ có JPY đứng sau…. Nhưng lưu ý, đó không phải là pip mà là đơn vị thập phân đứng sau số pip. Việc này chỉ nhằm chia nhỏ giá ra cho năng động và chuẩn xác hơn.

Spread là gì? Giá Bid và giá Ask là gì?

Giá Bid là giá mà bạn bán một cặp tiền tệ hay hàng hóa nào đó tại một thời điểm cụ thể. Giá Ask là giá mà bạn mua cặp tiền tệ hay hàng hóa đó tại chính thời điểm cụ thể đó. Giá Bid luôn nhỏ hơn hoặc bằng giá Ask. Spread là chênh lệch giữa giá Ask và giá Bid. Hay nói cách khác, Spread là phí mà bạn phải trả cho nhà môi giới. Hãy nhìn vào phần khoanh đỏ giá Bid và giá Ask trên hình minh họa ở trên để thấy rõ.

Để hiểu rõ hơn các khái niệm liên quan đến spread là gì, mời bạn nhìn vào hình dưới đây:

Spread là gì? Pip là gì? Giá Bid và giá Ask là gì?

Ví dụ minh họa

Để hình dung rõ nhất, ví dụ khi bạn vào ngân hàng để mua và bán usd chẳng hạn. Nếu bạn mua thì ngân hàng sẽ bán cho bạn với giá 23.300 VND/USD thì giá này gọi là giá ask. Nếu bạn bán thì ngân hàng chỉ mua của bạn với giá 23.200 VND/USD thì giá này gọi là giá bid. Trong trường hơp này, Spread = 100 đồng/1usd

Với cặp EUR/USD ở trên có tỷ giá Bid và Ask là 1.17494 và 1.17495. Điều này cũng có nghĩa chênh lệch giữa giá mua và giá bán tại cùng một thời điểm cụ thể của cặp EUR/USD là 9.5 – 9.4 = 0.1 pip. Trong trường hợp này, spread = 0.1 pip.

Khi bạn giao dịch 1 lot EUR/USD, tức khối lượng 100.000 usd thì mức chênh 0.1 pip tương đương với 1$ đó bạn. Tất nhiên, ngoài phí chênh (spread) = 0.1 pip ở trên thì sàn có thể thu thêm của bạn tầm 7$/lot nữa. Thông thường chi phí giao dịch cho 1 lot tiền tệ rơi vào khoảng từ 8$ đến 15 $. Chi phí này còn tùy từng cặp, tùy loại tài khoản, tùy thời điểm và tùy từng broker.

Lưu ý về các báo giá spread, pip khi giao dịch

Khi bạn giao dịch forex cũng như hàng hóa trên các phần mềm giao dịch sẽ thấy giá (cả giá bid và ask) liên tục nhảy nhót. Đó là quá trình khớp lệnh mua bán giữa các trader khiến giá di chuyển. Tuy nhiên mức spread không hề cố định. Nó chỉ ổn định quanh một phạm vi nào đó mà không hề cố định bạn nhé. Cái đó gọi là biến động spread hoặc dãn spread. Mức dãn spread này chủ yếu phụ thuộc vào tính thanh khoản của thị trường lúc đó.

Spread thường bị dãn mạnh khi sắp có tin lớn có tác động mạnh đến thị trường. Khi sắp ra tin, nhiều trader lớn thường đứng ngoài thị trường để tránh rủi ro, do vậy mà thanh khoản bị giảm đột ngột khiến spread bị dãn mạnh. Trường hợp này có nghĩa là vào một khoảnh khắc nào đó, trên thị trường có nhiều lệnh mua nhưng ít lệnh bán (hoặc ngược lại).

Trong các phiên giao dịch có thanh khoản thấp khác như phiên Úc, phiên Á,.. cũng khiến spread dãn. Ngược lại thời điểm các phiên Á trùng Âu, hoặc Âu trùng Mỹ là lúc mà có nhiều trader trên thế giới giao dịch nhất giúp thanh khoản cao làm giảm spread xuống.

Có spread cố định không?

Nhiều sàn chấp nhận rủi ro, sẵn sàng bao cho bạn mức spread cố định. Trong trường hợp này thì thường là các sàn ôm lệnh. Với các sàn ôm lệnh thì lợi ích của trader và của broker sẽ bị xung khắc nhau, đó là các sàn không được uy tín lắm.


Source: fx24.net


Disclaimer: The content above represents only the views of the author or guest. It does not represent any views or positions of FOLLOWME and does not mean that FOLLOWME agrees with its statement or description, nor does it constitute any investment advice. For all actions taken by visitors based on information provided by the FOLLOWME community, the community does not assume any form of liability unless otherwise expressly promised in writing.

FOLLOWME Trading Community Website: https://www.followme.com

If you like, reward to support.
avatar

Hot

No comment on record. Start new comment.