Những thông tin quan trọng về biểu đồ Point and Figure là gì?
Biểu đồ Point and Figure là gì?
Biểu đồ Point and Figure được viết tắt là P&F- Một dạng biểu đồ điểm và hình, hay được gọi với tên khác là biểu đồ Caro. Đây cũng là một biểu đồ rất thông dụng vào những năm của thế kỷ 19 và không một ai biết được xuất xứ của biểu đồ Point and Figure hay người sáng tạo ra nó.
Tuy nhiên lại có ý kiến cho rằng, biểu đồ P&F là do Charles Dow thiết kế ra, nhưng điều này lại có thể đúng bởi vì Charles Dow lại trở thành người đầu tiên phát triển bộ môn phân tích kỹ thuật hiện đại và được sử dụng cho đến hiện tại.
Mặc khác, dù quan điểm đó đúng hay sai thì biểu đồ Point and Figure vẫn là một công cụ thiết yếu giúp thể hiện được biến động giá trên thị trường tài chính và hay được nhà đầu tư gọi là chiến lược “Price Action”.
Figure Chart – Đồ thị hình
Có thể nhìn thấy được sự chuyển động của giá đã được mô tả lại mà không cần phải chú ý đến các đơn vị hay các chỉ báo khác. Bởi vì, ngay khi giá di chuyển từ 46 xuống thành 40 thì nhà đầu tư đơn giản chỉ cần ghi chép lại vào một cột thôi.
Nếu giá đang trên đà tăng lên mức 41 thì nhà giao dịch không được phép ghi chồng dữ liệu lên cột phía trên được, thay vào đó nên chuyển đổi sang cột khác và tiếp tục quan sát những chuyển động của giá đang xảy ra trong những ngày kế tiếp. Tất nhiên với biểu đồ Point and Figure thì hiện tại vẫn đang hoạt động theo cách giống như thế.
Phía trên là ví dụ của biểu đồ Point and Figure về công ty Amalgamated Copper vào năm 1903 và có thể nhìn thấy được sự chuyển động của giá như sau:
- Giá đang tạo ra đỉnh ở mức $52.
- Giá đang tạo ra đáy ở mốc $34.
- Giá đang đóng cửa ở mốc $47.
- Mức giá đang được giao dịch nhiều nhất trong năm là 39$
Như vậy, đến thời điểm hiện tại thì xu hướng của giá vẫn trên đà tăng đang giành vị trí làm chủ.
Point Chart – Đồ thị điểm
Vấn đề ở đây, chính là một số chuyên gia phân tích lại cho rằng thật khó khăn khi phải liên tục ghi chép lại những dịch chuyển của giá bằng các con số. Do đó, họ đã tiến hành ghi lại biến động của giá bằng các dấu tích, dấu chấm hay dấu nhân và bắt đầu di chuyển cột giá sang phía bên phải hoặc bên trái nên được gọi là trục tung.
Và đương nhiên biểu đồ Point Chart cũng tương tự như biểu đồ Figure Chart, đều là một dạng biểu đồ ghi nhận lại biến động của giá đang diễn ra trong các ô vuông. Nhưng biểu đồ Point Chart vẫn có một số lợi thế hơn so với biểu đồ Figure Chart.
Trong đó, tiêu biểu nhất chính là đã ghi chép lại các biến động mang tính phân số, nên nếu dùng biểu đồ Figure Chart mô tả thì sẽ rất dễ làm rối đồ thị, làm cho nhà đầu tư sẽ khó đọc được đồ thị như 1/2,1/4 hay 3/4.
Point and Figure Chart
Do nhu cầu ngày càng cao nên để thuận tiện hơn thì các chuyên gia đã tiến hành kết hợp cả hai biểu đồ đó lại với nhau và thống nhất cho đến thời điểm hiện tại vẫn được áp dụng với cái tên đó là biểu đồ Point and Figure.
Thay vì dùng các con số, dấu x, dấu chấm, thì biểu đồ Point and Figure lại chỉ sử dụng đúng hai ký tự trong đồ thị đó là dấu X và dấu O. Trong đó dấu X là đại diện cho cầu và dấu O là đại diện cho cung.
Chắc hẳn trader đã biết, thị trường luôn có sự hiện diện của cung cầu và trường hợp cung thắng hay cung có giá trị lớn hơn so với cầu thì giá sẽ bị tác động và có một lực thúc đẩy xuống dưới để cung và cầu được gặp nhau và ngược lại. Chính điều đó mà biểu đồ Point and Figure lại là một loại đồ thị chỉ mang sự đơn giản của giá.
Nguyên tắc giao dịch với biểu đồ Point and Figure
Nguyên tắc 1: Chỉ nên mua Long, Buy,… ngay khi giá đã di chuyển nằm phía trên đường ngưỡng hỗ trợ tăng.
Nguyên tắc 2: Chỉ bán Short, Sell,… ngay khi giá đã di chuyển nằm phía dưới đường ngưỡng kháng cự giảm.
Nguyên tắc 3: Nếu đã tiến hành mở vị thế mua thì phải luôn giữ vị thế đó cho đến thời điểm nhận được một tín hiệu bán xuất hiện trên biểu đồ Point and Figure thị mới đóng vị thế lại.
Trường hợp giá vẫn còn nằm phía trên đường hỗ trợ tăng thì nên liên tục mở vị thế với tín hiệu mua kế tiếp và bắt đầu đóng toàn bộ các vị thế lại khi tín hiệu bán thứ nhất đã xuất hiện và hãy nhớ luôn đi theo xu hướng đó nhé.
Nguyên tắc 4: Nếu đã tiến hành mở vị thế bán thì vẫn phải tiếp tục giữ vị thế đó cho đến thời điểm nhận được một tín hiệu mua xuất hiện trên biểu đồ Point and Figure thì hãy đóng vị thế.
Nếu giá vẫn còn nằm phía bên dưới đường kháng cự giảm thì nên tiến hành mở vị thế với tín hiệu bán kế tiếp và đóng toàn bộ các vị thế lại khi tín hiệu mua thứ nhất đã xuất hiện và luôn hãy nhớ là đi theo xu hướng đó nhé.
Nguyên tắc 5: Trader tuyệt đối không được giao dịch nghịch xu hướng cho dù đang ở trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Nếu nhà đầu tư có quên quy định này thì hãy quay lại quy định 1 và 2.
Nguyên tắc 6: Trader hãy luôn di chuyển các đường xu hướng để quan sát các đường xu hướng phụ bất cứ khi nào có thể.
- Nếu nhà đầu tư đã giao dịch phía trên của đường hỗ trợ tăng và di chuyển đường xu hướng khi xuất hiện một tín hiệu bán và liền kề sau đó có một tín hiệu mua.
- Nếu nhà đầu tư đã phía dưới của đường kháng cự giảm và di chuyển đường xu hướng khi xuất hiện một tín hiệu mua liền kề sau đó là một tín hiệu bán.
Nguyên tắc 7: Nếu giá đã đột phá bên dưới qua khỏi đường hỗ trợ tăng thì nên tiến hành thay đổi vị thế từ mua sang bán.
Nguyên tắc 8: Nếu giá đã đột phá phía trên qua khỏi đường kháng cự giảm thì nên tiến hành thay đổi vị thế từ bán sang mua.
Nguyên tắc 9: Nếu nhà đầu tư vẫn còn đang mở vị thế mua và đang tạo ra được lợi nhuận thì hãy di chuyển điểm cắt lỗ tới một vị trí mà tín hiệu bán có thể diễn ra.
Nguyên tắc 10: Nếu nhà đầu tư vẫn còn đang mở vị thế bán và đang tạo ra được lợi nhuận thì nên thay đổi điểm cắt lỗ đến vị trí mà tín hiệu mua có thể diễn ra.
Tuy nhiên, cần chú ý là nguyên tắc thứ 9 và 10 có một điều ngoại lệ đó là: Trường hợp giá đã dịch chuyển >18 box mà không xảy ra hiện tượng đảo chiều thì có thể thay đổi điểm dừng lỗ về phía 4 box đảo chiều lần đầu tiên.
Chiến lược giao dịch với biểu đồ Point and Figure
- Gần với vùng trend quan trọng
Nhà giao dịch nên chờ đợi giá dịch chuyển gần vào đường trend, do các tín hiệu ở càng gần các đường trend thì lại càng có lợi cho nhà đầu tư cũng như momentum dịch chuyển theo xu hướng lớn hơn trên biểu đồ Point and Figure.
- Breakout ra khỏi đường xu hướng
Đây cũng là một trong những thời điểm để giao dịch dựa trên việc chờ đợi giá dịch chuyển vào gần sát đường xu hướng, nhưng quan trọng đây là quá trình giao dịch cần dựa vào sự đảo chiều của xu hướng trước đó, rồi sau đó Breakout giá đã chuyển động tương đối mạnh mẽ với xu hướng bền vững.
- Thời điểm phá vỡ
Đây cũng là một thời điểm mà giá đã phá vỡ ra khỏi đường xu hướng và nhận được các tín hiệu mua hoặc bán. Trong khi biểu đồ Point and Figure, lại thường là thời điểm tốt nhất để tiến hành giao dịch. Tuy nhiên, giống nhau các đồ thị khác thì lúc mới bắt đầu xu hướng sẽ là một thời kỳ có nhiều cạm bẫy và gây rủi ro bất cứ lúc nào.
Nhìn biểu đồ Point and Figure phía trên thì có thể thấy được chỉ số Ger30 sau khi giá đã bị phá vỡ lên khỏi đường kháng cự giảm thì giá đã tiến hành chuyển động khá lâu cùng với biên độ hẹp trước khi chuẩn bị di chuyển mạnh đến xu hướng. Đây là thời điểm hợp lý để giao dịch trong biểu đồ Point and Figure.
- Thời điểm hậu phá vỡ
Đây là thời điểm hậu phá vỡ khi giá đã luôn liên tục có xu hướng tăng lên hay giảm xuống với tác động cực kỳ lớn. Trong giao dịch với biểu đồ Point and Figure thì nhà đầu tư vẫn nên giữ lại lệnh giao dịch cho đến khi xu hướng đã đạt đến đỉnh điểm thì cũng không có gì ngăn cản được.
- Thời điểm mệt mỏi
Đây là một thời kỳ mà giá đã chuyển động tương đối xa và bắt đầu tích lũy. Tại các vùng này thì giá sẽ rơi vào trạng thái không được ổn định về biên độ giao động hay xuất hiện độ lớn về biên độ thời gian hoặc mô hình giá đang chuyển động khá phức hợp.
Trong biểu đồ Point and Figure, đây cũng là một thời điểm tốt nhất không được giao dịch, hoặc nếu có giao dịch thì nên dè chừng và cần tiến hành mở thêm vị thế.
Biểu đồ Point and Figure phía trên đang miêu tả hợp đồng tương lai của Cacao và giá đang có dấu hiệu suy giảm và dao động hỗn loạn liên tục. Đây là một giai đoạn để bắt đầu chốt lời hoặc mở thêm các vị thế nhỏ, chứ không phải cơ hội tốt để giao dịch.
- Thời điểm hồi quy
Đây là một thời điểm mà giá đã hồi quy về với đường xu hướng và nhà đầu tư có thể đưa ra lựa chọn như sau:
- Hồi quy giá và vẫn sẽ tiếp diễn xu hướng trước đó.
- Phá vỡ các đường xu hướng và bắt đầu một đường xu hướng mới.
Đây cũng chính là một giai đoạn khá tốt để giao dịch trong biểu đồ Point and Figure và bắt đầu kết thúc một vòng quay của giá.
Biểu đồ Point and Figure phía trên về hợp đồng tương lai của dầu mỏ, nhìn thấy được giai đoạn mà giá đang quy hồi về lại đường xu hướng có thể sẽ là sự tiếp tục của chu kỳ hoặc kết thúc của một chu kỳ.
Những đường xu hướng này không thể bị phá vỡ sẽ tạo nên một động lượng mới cho xu hướng kế tiếp khi đã có dấu hiệu kiệt sức. Trong trường hợp giá bị phá vỡ thì cũng chính là một động lượng tạo ra một xu hướng mới, một giai đoạn thích hợp để giao dịch trên biểu đồ Point and Figure.
Trên đây là toàn bộ thông tin về biểu đồ Point and Figure, hy vọng nhà đầu tư sẽ có góc nhìn khác về đồ thị Point and Figure trên thị trường, cũng như trader muốn vận dụng nó trong phân tích thì có lẽ sẽ hữu ích cho nhà đầu tư đấy nhé!
Disclaimer: The content above represents only the views of the author or guest. It does not represent any views or positions of FOLLOWME and does not mean that FOLLOWME agrees with its statement or description, nor does it constitute any investment advice. For all actions taken by visitors based on information provided by the FOLLOWME community, the community does not assume any form of liability unless otherwise expressly promised in writing.
FOLLOWME Trading Community Website: https://www.followme.com
Hot
No comment on record. Start new comment.