Efficient Market Hypothesis là gì? – Lý thuyết thị trường hiệu quả
Lý thuyết thị trường hiệu quả (Efficient Market Hypothesis) là gì?
Efficient Market Hypothesis (EMH), tức giả thuyết thị trường hiệu quả, hay còn được gọi là lý thuyết thị trường hiệu quả, là giả thuyết cho rằng thị trường được vận hành một cách công bằng, với mọi thông tin đều được phản ánh qua giá cả và mọi người đều có khả năng tiếp cận như nhau.
Ngoài ra, lý thuyết này cho rằng những thay đổi về giá đều diễn ra một cách ngẫu nhiên chứ không theo một quy luật bất biến nào. Hiện tượng này còn được các nhà thống kê gọi là quy luật ngẫu nhiên, và nó phản đối quan điểm của những người cho rằng thị trường luôn chuyển động lặp lại theo chu kỳ.
Mặc dù đây được coi là nền tảng của lý thuyết tài chính hiện đại, nhưng EMH vẫn gây ra nhiều tranh cãi giữa phe ủng hộ và phe phản đối tính thực tế của lý thuyết này.
Chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về nội dung của giả thuyết này để hiểu được tại sao nó lại gây ra nhiều tranh cãi như vậy trong phần tiếp theo.
Nội dung của giả thuyết thị trường hiệu quả
Như đã nói, giả thuyết thị trường hiệu quả cho rằng giá cả phản ánh tất cả thông tin và mọi người đều có khả năng tiếp cận thông tin đó như nhau, và việc tạo ra một lợi thế nhất quán trong lâu dài là không thể.
Theo EMH, cổ phiếu luôn luôn giao dịch với giá trị hợp lý của chúng trên các sàn giao dịch, khiến các nhà đầu tư không thể có cơ hội mua vào với giá thấp và bán ra với giá bị thổi phồng. Áp dụng với thị trường Forex chúng ta cũng có lý thuyết tương tự. Do đó, không ai có thể vượt trội hơn so với tổng thể thị trường chỉ bằng cách lựa chọn thời điểm hoặc lựa chọn các cổ phiếu được chuyên gia khuyến nghị.
Những người tin tưởng vào giả thuyết thị trường hiệu quả cũng cho rằng việc cố gắng dự đoán xu hướng của thị trường thông qua phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản là vô nghĩa. Lý do là về mặt lý thuyết, cả hai phương pháp phân tích này đều không thể tạo ra lợi nhuận lớn hơn rủi ro phải chịu một cách nhất quán, mà chỉ có thông tin nội bộ ít người biết mới có thể tạo ra lợi nhuận cao hơn cho một số người.
Các loại giả thuyết thị trường hiệu quả
Trước hết, chúng ta cần thống nhất rằng lý thuyết thị trường hiệu quả được xây dựng cho thị trường chứng khoán, nên mình sẽ chỉ sử dụng giá cổ phiếu trong quá trình phân tích. Đối với thị trường Forex, bạn có thể hiểu và áp dụng giả thuyết này theo cách hoàn toàn tương tự.
Dựa vào mức độ hoạt động của EMH, lý thuyết này được chia ra làm 3 loại khác nhau, hay nói chính xác hơn là 3 cấp độ: hiệu quả yếu, hiệu quả trung bình và hiệu quả cao. Tuy nhiên, trên thực tế chúng ta có thể gộp hiệu quả trung bình và hiệu quả mạnh vào làm một, chỉ cần phân biệt với loại hiệu quả yếu.
Tính thực tiễn của giả thuyết thị trường hiệu quả
Đầu tiên, chúng ta đã biết rằng giả thuyết thị trường hiệu quả cho rằng việc sử dụng phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản không giúp cho các nhà giao dịch tạo ra được lợi thế. Tuy nhiên, trên thực tế rất nhiều người sử dụng các phương pháp này để phân tích và kiếm được lợi nhuận.
Một ví dụ điển hình là về nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett, ông là người đã đầu tư bằng cách lựa chọn các cổ phiếu bị định giá thấp và kiếm được hàng tỷ USD với chiến lược này, mà điều đó đi ngược lại với lý thuyết thị trường hiệu quả.
Tuy nhiên, những người ủng hộ EMH lại cho rằng những người như W. Buffett chiến thắng được thị trường không phải là do kỹ năng mà là do may mắn dựa theo quy luật xác suất. Tất nhiên, nhiều người trong chúng ta sẽ cho rằng may mắn không thể diễn ra một cách thường xuyên và chính xác như vậy. Trên thực tế đây sẽ tiếp tục là vấn đề gây tranh cãi và chúng ta không thể biết câu trả lời chính xác là gì.
Với việc nghiên cứu giả thuyết thị trường hiệu quả ở vị trí trung lập, không theo phe ủng hộ và cũng không theo phe phản đối, mình hiểu được rằng giả thuyết thị trường hiệu quả dù không phải là đúng tuyệt đối nhưng cũng không hoàn toàn sai.
Nói một cách cụ thể, có những thị trường hoạt động hiệu quả hơn những thị trường khác, và cũng có những thời điểm mà một thị trường hoạt động hiệu quả hơn các thời điểm khác.
Một thị trường hiệu quả khi mọi thông tin đều minh bạch, giá cổ phiếu phản ánh chính xác giá trị thực của nó. Đó là khi mà các nhà giao dịch có thể cảm thấy rất khó giao dịch vì toàn bộ các thành phần tham gia thị trường đều có chung ý tưởng, không ai có thể có được lợi thế nhiều hơn so với người khác.
Ngược lại, khi thị trường kém hiệu quả hơn là khi tồn tại sự bất cân xứng về thông tin do những nguồn thông tin không phải ai cũng tiếp cận được. Ngoài ra nó cũng có thể xảy ra do thanh khoản thấp, thiếu người mua và người bán, hoặc đôi khi do chi phí giao dịch cao, tâm lý thị trường bất ổn… Trên thực tế, trường hợp này phổ biến hơn, và hầu hết các thị trường đều ít nhiều thể hiện tính thiếu hiệu quả của nó.
Áp dụng lý thuyết thị trường hiệu quả như thế nào
Với những tính chất của thị trường hiệu quả, rõ ràng chúng ta không có cách nào chiến thắng được thị trường khi nó thực sự hoạt động một cách hiệu quả như lý thuyết. Cách duy nhất để các nhà giao dịch có thể tạo ra lợi nhuận lớn hơn đó là giao dịch với độ rủi ro cao hơn, bằng cách tăng vốn hoặc tăng đòn bẩy lớn hơn. Với cách này thì chúng ta có thể có nhiều lợi nhuận hơn, nhưng cũng có thể mất nhiều hơn nếu giao dịch thua lỗ.
Ngược lại, trong một thị trường kém hiệu quả, các nhà giao dịch nhạy bén sẽ nắm bắt được những điểm kém hiệu quả đó để tạo ra lợi thế cho bản thân mình. Cụ thể, có những nhà giao dịch sẽ nắm bắt được những nguồn thông tin mà không phải ai cũng có thể tiếp cận, hoặc đôi khi giá của cổ phiếu không phản ánh đúng giá trị thật của nó thì những ai nhận ra được điều này sẽ là người có lợi.
Trên lý thuyết, khi những nhà giao dịch nắm bắt và sử dụng những điểm chưa hiệu quả của thị trường thì họ cũng đồng thời sửa chữa những điểm kém hiệu quả đó mỗi khi chúng phát sinh, từ đó nhanh chóng khôi phục tính hiệu quả vốn có.
Thế nhưng, trên thực tế sau khi điểm kém hiệu quả này được sửa chữa thì lập tức lại xuất hiện thêm các điểm kém hiệu quả khác, do thị trường luôn chuyển động và các thông tin mới luôn xuất hiện. Đó cũng có thể là nguyên nhân khiến cho giả thuyết thị trường hiệu quả rất hiếm khi đúng được 100% trong thị trường thực tế.
Vậy, nhiệm vụ của chúng ta nếu muốn kiếm được nhiều lợi nhuận, hoặc xa hơn là đánh bại thị trường, đó là phải biết nắm bắt những thời điểm mà thị trường kém hiệu quả. Hành động này còn được gọi là hypothesis testing, tức kiểm tra tính hiệu quả của thị trường.
Muốn thực hiện được việc hypothesis testing, bạn cần phải theo dõi sát sao danh mục đầu tư của mình, theo dõi tất cả những thông tin có thể ảnh hưởng đến những tài sản đang nắm giữ.
Cụ thể, bạn cần phải nắm bắt được một cách nhanh chóng nhất có thể về bất cứ tác động bất thường nào có thể ảnh hưởng đến giá cổ phiếu và khiến giá của nó không phản ánh đúng giá trị thực. Hay nói cách khác, bạn cần nắm bắt được thông tin nhanh chóng hơn người khác, hoặc những thông tin mà không phải ai cũng có thể tiếp cận…
Tất nhiên, việc này đòi hỏi bạn cần có khá nhiều kinh nghiệm trên thị trường, nếu không muốn nói rằng chúng ta phải là một chuyên gia. Và việc đó rõ ràng là không phù hợp với những Trader mới và đa số các nhà giao dịch nhỏ lẻ.
Với tất cả những điều mà chúng ta vừa phân tích, mình cho rằng nếu như bạn mới tham gia thị trường hoặc chưa thực sự có nhiều kinh nghiệm thì chúng ta không nên cố gắng đánh bại thị trường, mà hãy cố gắng kiếm lợi nhuận một cách đều đặn bằng những chiến lược đầu tư an toàn, sử dụng vốn và đòn bẩy một cách phù hợp với khả năng tài chính cũng như mức rủi ro mình có thể chịu.
Kết luận
Nhìn chung, giả thuyết thị trường hiệu quả (Efficient Market Hypothesis) đã, đang và có thể sẽ còn tiếp tục gây tranh cãi về tính thực tế của nó. Vì vậy, bạn không cần quá đặt nặng vấn đề rằng mình sẽ đồng ý hay phản đối lý thuyết này. Thay vào đó, dù thị trường đang ở trong điều kiện nào, bạn cũng nên học cách giao dịch thật an toàn và tích lũy kiến thức mỗi ngày, đa dạng hóa các chiến lược để chiến đấu trong mọi điều kiện thị trường khác nhau.
Efficient Market Hypothesis (EMH), tức giả thuyết thị trường hiệu quả, hay còn được gọi là lý thuyết thị trường hiệu quả, là giả thuyết cho rằng thị trường được vận hành một cách công bằng, với mọi thông tin đều được phản ánh qua giá cả và mọi người đều có khả năng tiếp cận như nhau.
Ngoài ra, lý thuyết này cho rằng những thay đổi về giá đều diễn ra một cách ngẫu nhiên chứ không theo một quy luật bất biến nào. Hiện tượng này còn được các nhà thống kê gọi là quy luật ngẫu nhiên, và nó phản đối quan điểm của những người cho rằng thị trường luôn chuyển động lặp lại theo chu kỳ.
Mặc dù đây được coi là nền tảng của lý thuyết tài chính hiện đại, nhưng EMH vẫn gây ra nhiều tranh cãi giữa phe ủng hộ và phe phản đối tính thực tế của lý thuyết này.
Chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về nội dung của giả thuyết này để hiểu được tại sao nó lại gây ra nhiều tranh cãi như vậy trong phần tiếp theo.
Nội dung của giả thuyết thị trường hiệu quả
Như đã nói, giả thuyết thị trường hiệu quả cho rằng giá cả phản ánh tất cả thông tin và mọi người đều có khả năng tiếp cận thông tin đó như nhau, và việc tạo ra một lợi thế nhất quán trong lâu dài là không thể.
Theo EMH, cổ phiếu luôn luôn giao dịch với giá trị hợp lý của chúng trên các sàn giao dịch, khiến các nhà đầu tư không thể có cơ hội mua vào với giá thấp và bán ra với giá bị thổi phồng. Áp dụng với thị trường Forex chúng ta cũng có lý thuyết tương tự. Do đó, không ai có thể vượt trội hơn so với tổng thể thị trường chỉ bằng cách lựa chọn thời điểm hoặc lựa chọn các cổ phiếu được chuyên gia khuyến nghị.
Những người tin tưởng vào giả thuyết thị trường hiệu quả cũng cho rằng việc cố gắng dự đoán xu hướng của thị trường thông qua phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản là vô nghĩa. Lý do là về mặt lý thuyết, cả hai phương pháp phân tích này đều không thể tạo ra lợi nhuận lớn hơn rủi ro phải chịu một cách nhất quán, mà chỉ có thông tin nội bộ ít người biết mới có thể tạo ra lợi nhuận cao hơn cho một số người.
Các loại giả thuyết thị trường hiệu quả
Trước hết, chúng ta cần thống nhất rằng lý thuyết thị trường hiệu quả được xây dựng cho thị trường chứng khoán, nên mình sẽ chỉ sử dụng giá cổ phiếu trong quá trình phân tích. Đối với thị trường Forex, bạn có thể hiểu và áp dụng giả thuyết này theo cách hoàn toàn tương tự.
Dựa vào mức độ hoạt động của EMH, lý thuyết này được chia ra làm 3 loại khác nhau, hay nói chính xác hơn là 3 cấp độ: hiệu quả yếu, hiệu quả trung bình và hiệu quả cao. Tuy nhiên, trên thực tế chúng ta có thể gộp hiệu quả trung bình và hiệu quả mạnh vào làm một, chỉ cần phân biệt với loại hiệu quả yếu.
- Thị trường hiệu quả thấp (hiệu quả yếu): loại EMH này nói rằng tất cả diễn biến về giá trong quá khứ của một cổ phiếu đều được phản ánh trong giá cổ phiếu hiện tại, có nghĩa là tất cả mọi người đều nhận biết được những diễn biến này thông qua giá hiện tại của cổ phiếu nên việc phân tích kỹ thuật không thể được sử dụng để chiếm lợi thế giao dịch.
- Thị trường hiệu quả cao (hiệu quả mạnh): mức độ mạnh của EMH cho rằng ngoài việc giá cả trong quá khứ được phản ánh ở hiện tại, thì tất cả các thông tin công khai và cả thông tin không công khai cũng đều được thể hiện trong giá hiện tại. Điều đó có nghĩa là cả phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản đều không thể sử dụng được để tạo ra lợi thế giao dịch.
Tính thực tiễn của giả thuyết thị trường hiệu quả
Đầu tiên, chúng ta đã biết rằng giả thuyết thị trường hiệu quả cho rằng việc sử dụng phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản không giúp cho các nhà giao dịch tạo ra được lợi thế. Tuy nhiên, trên thực tế rất nhiều người sử dụng các phương pháp này để phân tích và kiếm được lợi nhuận.
Một ví dụ điển hình là về nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett, ông là người đã đầu tư bằng cách lựa chọn các cổ phiếu bị định giá thấp và kiếm được hàng tỷ USD với chiến lược này, mà điều đó đi ngược lại với lý thuyết thị trường hiệu quả.
Tuy nhiên, những người ủng hộ EMH lại cho rằng những người như W. Buffett chiến thắng được thị trường không phải là do kỹ năng mà là do may mắn dựa theo quy luật xác suất. Tất nhiên, nhiều người trong chúng ta sẽ cho rằng may mắn không thể diễn ra một cách thường xuyên và chính xác như vậy. Trên thực tế đây sẽ tiếp tục là vấn đề gây tranh cãi và chúng ta không thể biết câu trả lời chính xác là gì.
Với việc nghiên cứu giả thuyết thị trường hiệu quả ở vị trí trung lập, không theo phe ủng hộ và cũng không theo phe phản đối, mình hiểu được rằng giả thuyết thị trường hiệu quả dù không phải là đúng tuyệt đối nhưng cũng không hoàn toàn sai.
Nói một cách cụ thể, có những thị trường hoạt động hiệu quả hơn những thị trường khác, và cũng có những thời điểm mà một thị trường hoạt động hiệu quả hơn các thời điểm khác.
Một thị trường hiệu quả khi mọi thông tin đều minh bạch, giá cổ phiếu phản ánh chính xác giá trị thực của nó. Đó là khi mà các nhà giao dịch có thể cảm thấy rất khó giao dịch vì toàn bộ các thành phần tham gia thị trường đều có chung ý tưởng, không ai có thể có được lợi thế nhiều hơn so với người khác.
Ngược lại, khi thị trường kém hiệu quả hơn là khi tồn tại sự bất cân xứng về thông tin do những nguồn thông tin không phải ai cũng tiếp cận được. Ngoài ra nó cũng có thể xảy ra do thanh khoản thấp, thiếu người mua và người bán, hoặc đôi khi do chi phí giao dịch cao, tâm lý thị trường bất ổn… Trên thực tế, trường hợp này phổ biến hơn, và hầu hết các thị trường đều ít nhiều thể hiện tính thiếu hiệu quả của nó.
Áp dụng lý thuyết thị trường hiệu quả như thế nào
Với những tính chất của thị trường hiệu quả, rõ ràng chúng ta không có cách nào chiến thắng được thị trường khi nó thực sự hoạt động một cách hiệu quả như lý thuyết. Cách duy nhất để các nhà giao dịch có thể tạo ra lợi nhuận lớn hơn đó là giao dịch với độ rủi ro cao hơn, bằng cách tăng vốn hoặc tăng đòn bẩy lớn hơn. Với cách này thì chúng ta có thể có nhiều lợi nhuận hơn, nhưng cũng có thể mất nhiều hơn nếu giao dịch thua lỗ.
Ngược lại, trong một thị trường kém hiệu quả, các nhà giao dịch nhạy bén sẽ nắm bắt được những điểm kém hiệu quả đó để tạo ra lợi thế cho bản thân mình. Cụ thể, có những nhà giao dịch sẽ nắm bắt được những nguồn thông tin mà không phải ai cũng có thể tiếp cận, hoặc đôi khi giá của cổ phiếu không phản ánh đúng giá trị thật của nó thì những ai nhận ra được điều này sẽ là người có lợi.
Trên lý thuyết, khi những nhà giao dịch nắm bắt và sử dụng những điểm chưa hiệu quả của thị trường thì họ cũng đồng thời sửa chữa những điểm kém hiệu quả đó mỗi khi chúng phát sinh, từ đó nhanh chóng khôi phục tính hiệu quả vốn có.
Thế nhưng, trên thực tế sau khi điểm kém hiệu quả này được sửa chữa thì lập tức lại xuất hiện thêm các điểm kém hiệu quả khác, do thị trường luôn chuyển động và các thông tin mới luôn xuất hiện. Đó cũng có thể là nguyên nhân khiến cho giả thuyết thị trường hiệu quả rất hiếm khi đúng được 100% trong thị trường thực tế.
Vậy, nhiệm vụ của chúng ta nếu muốn kiếm được nhiều lợi nhuận, hoặc xa hơn là đánh bại thị trường, đó là phải biết nắm bắt những thời điểm mà thị trường kém hiệu quả. Hành động này còn được gọi là hypothesis testing, tức kiểm tra tính hiệu quả của thị trường.
Muốn thực hiện được việc hypothesis testing, bạn cần phải theo dõi sát sao danh mục đầu tư của mình, theo dõi tất cả những thông tin có thể ảnh hưởng đến những tài sản đang nắm giữ.
Cụ thể, bạn cần phải nắm bắt được một cách nhanh chóng nhất có thể về bất cứ tác động bất thường nào có thể ảnh hưởng đến giá cổ phiếu và khiến giá của nó không phản ánh đúng giá trị thực. Hay nói cách khác, bạn cần nắm bắt được thông tin nhanh chóng hơn người khác, hoặc những thông tin mà không phải ai cũng có thể tiếp cận…
Tất nhiên, việc này đòi hỏi bạn cần có khá nhiều kinh nghiệm trên thị trường, nếu không muốn nói rằng chúng ta phải là một chuyên gia. Và việc đó rõ ràng là không phù hợp với những Trader mới và đa số các nhà giao dịch nhỏ lẻ.
Với tất cả những điều mà chúng ta vừa phân tích, mình cho rằng nếu như bạn mới tham gia thị trường hoặc chưa thực sự có nhiều kinh nghiệm thì chúng ta không nên cố gắng đánh bại thị trường, mà hãy cố gắng kiếm lợi nhuận một cách đều đặn bằng những chiến lược đầu tư an toàn, sử dụng vốn và đòn bẩy một cách phù hợp với khả năng tài chính cũng như mức rủi ro mình có thể chịu.
Kết luận
Nhìn chung, giả thuyết thị trường hiệu quả (Efficient Market Hypothesis) đã, đang và có thể sẽ còn tiếp tục gây tranh cãi về tính thực tế của nó. Vì vậy, bạn không cần quá đặt nặng vấn đề rằng mình sẽ đồng ý hay phản đối lý thuyết này. Thay vào đó, dù thị trường đang ở trong điều kiện nào, bạn cũng nên học cách giao dịch thật an toàn và tích lũy kiến thức mỗi ngày, đa dạng hóa các chiến lược để chiến đấu trong mọi điều kiện thị trường khác nhau.
Disclaimer: The content above represents only the views of the author or guest. It does not represent any views or positions of FOLLOWME and does not mean that FOLLOWME agrees with its statement or description, nor does it constitute any investment advice. For all actions taken by visitors based on information provided by the FOLLOWME community, the community does not assume any form of liability unless otherwise expressly promised in writing.
FOLLOWME Trading Community Website: https://www.followme.com
If you like, reward to support.
Hot
-THE END-