"Moral suasion" (thuyết phục tinh thần) là gì? NHTW sử dụng nó cho mục đích gì?
Xin chào cả nhà!Triết lý trading CỰC THẤM từ chiến binh kiếm thuật Nhật Bản Miyamoto Musashi![Series tẩm bổ] Tổng hợp các bài học truyền cảm hứng từ các trader thành công (Phần 4)
"Moral suasion" hẳn là một thuật ngữ chưa được nhiều anh em biết đến, nhưng nó lại đóng vai trò cực kỳ hữu dụng trong việc thấu hiểu những thông điệp ẩn ý trên thị trường. Vậy rốt cuộc nó là gì? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu rõ trong bài viết này nhé!
Moral suasion (Thuyết phục tinh thần) là gì?
"Moral suasion" là hành động thuyết phục một người hoặc một nhóm hành động theo một cách nhất định thông qua các lời kêu gọi, bài phát biểu, bài viết, đe dọa ngầm hoặc công khai đe dọa, trái ngược với việc ép buộc hoặc cưỡng ép bằng vũ lực. Trong kinh tế học, đôi khi nó còn được dùng để ám chỉ đến các ngân hàng trung ương.
Về nguyên tắc, bất kỳ ai cũng có thể sử dụng biện pháp thuyết phục về mặt tinh thần để cố gắng thuyết phục một bên khác thay đổi thái độ hoặc hành vi của họ, nhưng trong bối cảnh kinh tế, "moral suasion" thường đề cập đến việc các ngân hàng trung ương sử dụng các chiến thuật nhằm theo đuổi các chính sách cụ thể.
Tại Mỹ, thuật ngữ này còn được gọi là "jawboning" (dùng xương hàm) vì chủ yếu sử dụng lời nói, trái ngược với các biện pháp mạnh mẽ hơn mà Cục Dự trữ Liên bang và các nhà hoạch định chính sách khác có thể thực hiện. Cụ thể hơn, thuyết phục về mặt tinh thần chính là các nỗ lực của ngân hàng trung ương nhằm tác động đến tỷ lệ lạm phát mà không cần đến các hoạt động thị trường mở.
Vụ việc của quỹ Long-term Capital Management và biện pháp "moral suasion" đầu tiên
Một ví dụ nổi tiếng về việc sử dụng "moral suasion" là sự can thiệp của Fed New York vào gói cứu trợ của Long-term Capital Management (LTCM) vào năm 1998. LTCM là một quỹ đầu cơ rất thành công, tạo ra một chuỗi lợi nhuận hàng năm cao đến hai con số vào những năm 1990. Tuy nhiên, quỹ này sử dụng đòn bẩy cao, với khoản nợ khoảng 30 USD cho mỗi USD vốn vào cuối năm 1997. Cuối cùng, cuộc khủng hoảng châu Á đã đẩy nó vào ngõ cụt, dẫn đến lo ngại rằng việc bán tháo tài sản của họ sẽ làm giảm giá và để lại cho các chủ nợ - chính là phần lớn các ngân hàng lớn của Phố Wall - các khoản vay khổng lồ chưa tất toán trên sổ sách của họ.
Thay vì trực tiếp bơm tiền công khai, Fed New York đã tổ chức một cuộc họp tại văn phòng của 3 ngân hàng đã cho LTCM vay. Các ngân hàng này đã quyết định sẽ hợp tác để giải cứu khoản cho vay, và Fed đã giúp điều phối nhưng không tài trợ. Rốt cuộc, một tập đoàn gồm 14 ngân hàng đã bảo lãnh cho LTCM 3,6 tỷ đô la. Hai năm sau, quỹ này được thanh lý và các ngân hàng thu được một khoản lãi nhẹ.
Dù Fed New York bị chỉ trích vì đã giúp cho LTCM trở thành quỹ "quá lớn để sụp đổ" ("too big to fail"), nhưng quyết định gây áp lực buộc các ngân hàng cứu trợ được cho là một giải pháp thay thế cho các chiến thuật nặng tay hơn - và có khả năng gây hại hơn - là không làm gì cả.
Thực tế "moral suasion" (thuyết phục tinh thần) được sử dụng như thế nào?
"Moral suasion" có thể được sử dụng ở nơi công cộng cũng như sau những buổi họp kín. Sự chỉ trích về trạng thái nền kinh tế thịnh hành năm 1996 là "hưng phấn phi lí trí" (irrational exuberance) của Alan Greenspan - Cựu thống đốc Cục Dự trữ Liên bang (Fed) được coi là một ví dụ kinh điển về việc sử dụng thuyết phục tinh thần của Fed.
Alan Greenspan - Cựu thống đốc Cục Dự trữ Liên bang (Fed)
Nhưng khi giá tài sản tài chính sụp đổ vào năm 2000, nhiều người đã chỉ trích Greenspan, cho rằng mọi điều ông làm là quá ít và không đủ để kiểm soát sự hưng phấn trong những năm 1990 - dù là với việc điều chỉnh lãi suất, yêu cầu cho vay ký quỹ hoặc biện pháp thuyết phục tinh thần.
Trong những năm gần đây, Fed đã cố gắng để tiếp xúc nhiều hơn với công chúng, đây có thể được coi là một nỗ lực nhằm tăng tính minh bạch hoặc để thúc đẩy sức mạnh của thuyết phục tinh thần. Ben Bernanke đã nỗ lực truyền đạt chính sách của Fed rõ ràng hơn so với những Chủ tịch Fed tiền nhiệm và mở ra các cuộc họp báo kể từ năm 2011.
Tăng cường thuyết phục tinh thần có thể là việc cần thiết trong bối cảnh khả năng cắt giảm lãi suất của Fed đã suy giảm - do lãi suất Liên bang Mỹ đã gần bằng 0 từ tháng 12 năm 2008 đến tháng 12 năm 2015.
Do việc sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ truyền thống ngày càng trở nên khó khăn hơn nên mỗi khi có thể, Fed đã cố gắng thuyết phục thị trường về sự sẵn sàng hỗ trợ phục hồi kinh tế bền vững bằng lời nói thay vì hành động.
Chiến thuật thuyết phục tinh thần không chỉ được mỗi mình Mỹ sử dụng. Năm 2012, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Châu Âu Mario Draghi cho biết Ngân hàng sẽ làm "bất cứ điều gì" ("whatever it takes") để bảo vệ đồng euro.
Lời kết
Hy vọng với những diễn giải và tình huống thực tế ở trên thì anh em đã hiểu hơn về thuật ngữ "moral suasion" (thuyết phục về mặt tinh thần), từ đó có thể cảnh giác hơn trước những thông điệp từ các ngân hàng trung ương có tầm ảnh hưởng trên thị trường nhé!
Nguồn: investopediaNếu thấy bài viết này hay và hữu ích thì đừng quên THẢ TIM, SHARE VÀ COMMENT để ủng hộ mình nhiều hơn nữa nhé!! Nice day cả nhà
CHOÁNG với thành tích của trader kiếm được $20.000 chỉ trong 3 TUẦN - Bí kíp là gì?
Cần bao nhiêu vốn để bắt đầu Day trading?
Sách hay cho anh em tham khảo: Bộ sách của Phù thủy trader Mark Minervini
Mark Minervini là một huyền thoại của giới trading toàn cầu. Bộ sách này mang đến các kiến thức cơ bản nhất về phương pháp giao dịch của Mark MinerviniTham khảo sách
Reprinted from traderviet,the copyright all reserved by the original author.
Disclaimer: The content above represents only the views of the author or guest. It does not represent any views or positions of FOLLOWME and does not mean that FOLLOWME agrees with its statement or description, nor does it constitute any investment advice. For all actions taken by visitors based on information provided by the FOLLOWME community, the community does not assume any form of liability unless otherwise expressly promised in writing.
FOLLOWME Trading Community Website: https://www.followme.com
If you like, reward to support.
Hot
No comment on record. Start new comment.